CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu Nguyên nhân gây ra những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim) là
A. trong kim loại có nhiều electron độc thân
B. trong kim loại có các ion dương di chuyển tự do
C. trong kim loại có các electron tự do
D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại
Câu Các tính chất sau: tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại là do:
A. kiểu mạng tinh thể gây ra
B. do electron tự do gây ra
C. cấu tạo của kim loại
D. năng lượng ion hóa gây ra
Câu Tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây không đúng ?
A. khả năng dẫn điện : Ag>Cu>Al
B. Nhiệt độ nóng chảy : Hg<Al< W
C. Tính cứng : Fe < Al<Cr
D. Tỉ khối : Li<Fe<Os
Câu Kim loại nào nhẹ nhất?
A. Li
B. Be
C. Al
D. Os
Câu Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?
A. Liti
B. Xesi
C. Natri
D. Kali
Câu Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfram
B. Sắt
C. Đồng
D. Kẽm
Câu W(vonfram) được dùng làm dây tóc bóng đèn nhờ tính chất nào sau đây
A. có khả năng dẫn điện tốt
B. có khả năng dẫn nhiệt tốt
C. có độ cứng cao
D. có nhiệt độ nóng chảy cao
Câu Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?
A. Liti
B. Natri
C. Kali
D. Rubidi
Câu Trong các kim loại sau: Na, Mg, Fe, Cu, Al, kim loại nào mềm nhất ?
A. Na
B. Al
C. Mg
D. Cu
Câu Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
A. W
B. Cr
C. Fe
D. Cu
Câu Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. Dễ bị khử.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa nhỏ.
D. Độ âm điện thấp.
Câu So với nguyên tử phi kim cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại
A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn
B. thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn
C. thường dễ nhận e trong các phản ứng hóa học
D. thường có số e ở phân lớp ngoài cùng nhiều hơn
Câu Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng một loại muối là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe.
D. Ag.
Câu Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A.K,Na,Mg, Ag.
B. Li, Ca, Ba, Cu.
C. Fe,Pb,Zn,Hg.
D. K,Na,Ca,Ba.
Câu Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng, dư thấy có 0,336 lít khí (đkc) thoát ra. Khối lượng muối sunfat khan thu được là
A. 2,96 gam.
B. 2,46 gam.
C. 3,92 gam.
D. 1,96 gam.
Câu Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thoát ra 0,672 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sẽ là:
A. 3,92g
B. 1,96g
C. 3,52g
D. 5,88g
Câu Hòa tan hoàn toàn 5,0 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B bằng dung dịch HCl thu được 5,71 gam muối khan và V lít khí X. Thể tích khí X thu được ở đkc là
A. 0,224 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 0,448 lít.
Cho các dung dịch sau: (a) HCl ; (b) KNO3 ; (c) HCl + KNO3 ; (d) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong các dung dịch nào?
A. (c), (d).
B. (a), (b).
C. (a); (c).
D. (b), (d).
Câu Cho hỗn hợp Fe và Ag tác dụng với dung dịch gồm ZnSO4 và CuSO4, phản ứng hoàn toàn và vừa đủ. Chất rắn thu được gồm những chất nào?
A. Zn, Cu.
B. Cu, Ag.
C. Zn, Cu, Ag.
D. Zn, Ag.
Câu Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và FeSO4.
B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
Câu Điện phân muối clorua của 1 kim loại M nóng chảy thu được 6g kim loại thoát ra ở catot và 3,36 lit khí (đktc). Công thức của muối đem điện phân là:
A. NaCl
B. KCl
C. BaCl2
D. CaCl2
Câu Điện phân dung dịch CuSO4 người ta thu được 5,6 lít khí (đktc) ở anot. Vậy khối lượng kim loại sinh ra ở catot là
A. 25 gam
B. 32 gam
C. 35 gam
D. 30 gam
Câu Sau một thời gian điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ , khối lượng dung dịch giảm 1,6 gam . Khối lượng Cu thu được ở catot là
A. 1,28 gam B. 1,6 gam C. 1,422 gam D. 2,56 gam
Câu Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 4,4 lít dung dịch HNO3 sinh ra hỗn hợp gồm 2 khí NO, N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp so với CH4 là 2,4. Nồng độ mol/l của axit ban đầu là
A. 1,9M.
B. 0,43M.
C. 0,86M.
D. 1,43M.
Câu Ngâm 21,6 gam Fe vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xong thu được 23,2 gam hỗn hợp rắn. Lượng đồng bám vào sắt là
A. 12,8 gam.
B. 6,4 gam.
C. 3,2 gam.
D. 1,6 gam.
Câu Ngâm một miếng kẽm vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết thì khối lượng thanh kẽm sau phản ứng sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi.
B. Tăng thêm 0,755gam.
C. Giảm bớt 1,08 gam.
D. Giảm bớt 0,755g.
Câu Ngâm một lá kẽm trong 200 gam dung dịch FeSO4 7,6%. Khi phản ứng kết thúc lá kẽm giảm bao nhiêu gam?
A. 6,5 gam.
B. 5,6 gam.
C. 0,9 gam.
D. 9 gam.
Câu Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô. Khối lượng đinh sắt tăng thêm
A. 15,5g
B. 0,8g
C. 2,7g
D. 2,4g
Câu Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Phản ứng xong khối lượng lá kẽ giảm 0,5%. Khối lượng lá kẽm trước khi tham gia phản ứng là
A. 40 gam. B. 60 gam. C. 13 gam. D. 6,5 gam.
Câu Ngâm một lá sắt trong 250 ml dd Cu(NO3)2 0,2 M đến khi kết thúc phản ứng , lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 % so với khối lượng ban đầu. Khối lượng lá sắt trước phản ứng là
A. 32g
B. 50g
C. 0,32g
D. 0,5g
CHƯƠNG 6
KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
Câu Để điều chế kim loại Na người ta dùng phương pháp nào ?
(1) Điện phân nóng chảy NaCl; (2) Điện phân nóng chảy NaO
(3) Điện, phân dung dịch NaCl có màng ngăn; (4) Khử Na2O bằng H2 ở nhiệt độ cao
A. (2),(3),(4)
B. (1),(2),(4)
C. (1),(3)
D. (1),(2)
Câu Trong quá trình điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaBr, ở catot xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Oxi hoá ion Na+
B. Khử H2O
C. Khử ion Br-
D. Oxi hoá ion Br-
Câu Muối NaHCO3 có tính chất nào sau đây ?
A. Kiềm
B. Axit
C. Lưỡng tính
D. Trung tính
Câu Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 thì màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào ?
A. Chuyển sang xanh
B. Chuyển sang hồng
C. Mất màu hoàn toàn
D. Không đổi màu
Câu Có 4 dung dịch : Na2CO3, NaOH, NaCl, HCl. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được :
A. 1 dung dịch
B. 2 dung dịch
C.4 dung dịch
D. 3 dung dịch
Câu Hoà tan 4,68 gam Kali vào 50g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là :
A. 8.58 %
B. 12.32 %
C. 8,56 %
D. 12,29 %
Câu Cho 29,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với nước thì thu được 11,2 lít khí (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại là :
A. 46,94 % và 53,06 %
B. 37,28 % và 62,72 %
C. 37,1 % và 62,9 %
D. 25 % và 75 %
Câu Cho 21 gam hỗn hợp Y chứa K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của các chất trong Y là :
A. 39,43% và 60,57%
B. 56,56% và 43,44%
C. 20% và 80%
D. 40% và 60%
Câu Nung nóng 27,4 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi , thu được 21,2 gam chất rắn . Tỉ lệ phần trăm của NaHCO3 trong hỗn hợp là :
A. 30,65 %
B. 61,31 %
C. 69,34 %
D. 34,66 %
Câu Cho 20,7 gam cacbonat của kim loại R hoá trị I tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối . Kim loại R là :
A. Li
B. Na
C. K
D. Ag
Câu Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 8,3 gam muối clorua. Công thức của hai hidroxit là :
A. LiOH và NaOH
B. NaOH và KOH
C. KOH và RbOH
D. RbOH và CsOH
Câu Hoà tan 2,3 gam hỗn hợp của K và một kim loại kiềm R vào nước thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại R là :
A. Li
B. Na
C. Rb
D. Cs
Câu Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 9,4 g
B. 9,5 g
C. 9,6 g
D. 9,7 g
Câu Cho 19,05g hỗn hợp ACl và BCl ( A, B là kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp) tác dụng vừa đủ với 300g dung dịch AgNO3 thu được 43,05 gam kết tủa.
Hai kim loại kiềm là :
A. Li, Na
B. Na, K
C. K, Rb
D. Rb, Cs
Câu Cho 12,2g hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại kiềm ở hai chu kỳ kiên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là :
A. 2,66g
B. 13,3g
C. 1,33g
D. 26,6g
KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
Câu Cation M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p6 là
A. Mg2+
B. Ca2+
C. Sr2+
D. Ba2+
Câu Cho các kim loại sau: Sr, Ba, Be, Ca, Mg. Dãy các chất xếp theo chiều tăng dần tính khử của các nguyên tố kim loại là:
A. Sr , Ba , Be , Ca , Mg
B. Be , Ca , Mg , Sr , Ba
C. Be , Mg , Ca , Sr , Ba
D. Ca , Sr , Ba , Be , Mg
Câu Kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật như kim loại kiềm, do các kim loại nhóm IIA có :
A. điện tích hạt nhân khác nhau.
B. cấu hình electron khác nhau.
C. bán kính nguyên tử khác nhau.
D. kiểu mạng tinh thể khác nhau
Câu Kim loại Ca được điều chế từ phản ứng
A. điện phân dung dịch CaCl2
B. dùng kali tác dụng với dung dịch CaCl2
C. điện phân CaCl2 nóng chảy
D. nhiệt phân CaCO3
Câu Kim loại nào khử nước chậm ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng mạnh với hơi nước ở nhiệt độ cao ?
A. Mg
B.Ca
C. Al
D. Ba
Câu Hiện tượng quan sát được khi dẫn từ từ khí CO2 (đến dư) vào bình đựng nước vôi trong là
A. nước vôi từ trong dần dần hóa đục
B. nuớc vôi trong trở nên đục dần, sau đó từ đục dần dần hóa trong
C. nước vôi hóa đục rồi trở lại trong, sau đó từ trong lại hóa đục
D. lúc đầu nước vôi vẩn trong, sau đó mới hóa đục
Câu Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhủ trong hang động
A. Ca(HCO3)2 CaCO3 ⭣ + CO2 + H2O
B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
C. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ⭣ + H2O
D. CaCO3 CaO + CO2
Câu Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
B. Điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Dùng nhôm để khử CaO ở nhiệt độ cao.
D. Dùng kim loại Ba đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2
Câu Nguyên tắc làm mềm nước là làm giảm nồng độ của
A.ionCa2+, Mg2+
B. ion
C. ion Cl–,
D. cả A, B, C
Câu Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa:
A. ion
B. ion Cl–
C. ion
D. cả A, B, C
Câu Dãy gồm các chất đều có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu là
A. Ca(OH)2 , Na2CO3, NaNO3
B. Na2CO3, Na3PO4
C. Na2CO3, HCl
D. Na2SO4 , Na2CO3
Câu Chất nào sau đây không bị phân hủy khi đun nóng ?
A. Mg(NO3)2
B. CaCO3
C. CaSO4
D. Mg(OH)2
Câu Cho các chất: khí CO2 (1), dd Ca(OH)2 (2), CaCO3(rắn) (3), dd Ca(HCO3)2 (4), dd CaSO4 (5), dd HCl (6). Nếu đem trộn từng cặp chất với nhau thì số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu Nguyên liệu chính dùng để làm phấn, bó xương gảy, nặn tượng là
A. đá vôi
B. vôi sống
C. thạch cao
D. đất đèn
Câu CaCO3 không tác dụng được với
A. MgCl2
B. CH3COOH
C. CO2 + H2O
D. Ca(OH)2
Câu Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần
B. bọt khí và kết tủa trắng
C. kết tủa trắng xuất hiện
D. bọt khí bay ra
Câu Một cốc nước có chứa 0,2 mol Mg2+ ; 0,3 mol Na+ ; 0,2 mol SO42- và x mol Cl -. Giá trị x là
A. 0,2 mol
B. 0,3 mol
C. 0,4 mol
D. 0,5 mol
Câu Trường hợp nào không có xảy ra phản ứng đối với dung dịch Ca(HCO3)2 khi
A. đun nóng
B. trộn với dd Ca(OH)2
C. trộn với dd HCl
D. cho NaCl vào
Câu Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA ,thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít H2 (đkc). Hai kim loại là
A. Ca và Sr
B. Be và Mg
C. Mg và Ca
D. Sr và Ba
Câu Hòa tan 20 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và II bằng lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch X và 4,48 lít CO2 (đkc) thoát ra. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 1,68 gam
B. 22,2 gam
C. 28,0 gam
D. 33,6 gam
Câu Thạch cao sống là :
A. 2CaSO4. H2O B. CaSO4.2H2O C. CaSO4.4H2O D. CaSO4
Câu Nung 8,4g muối cacbonat (khan) của 1 kim loại kiềm thổ thì thấy có CO2 và hơi nước thoát ra. Dẫn CO2 vào dd Ca(OH)2 dư thu được 10g kết tủa. Vậy kim đó là
A. Be
B. Mg
C. Ca
D. Ba
Câu Cho 16,8 gam hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là
A. 10g
B. 20g
C. 21g
D. 22g
Câu Cho 5 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 7,2 g muối khan. Giá trị của V là
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 1,12 lít
Câu Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 ,thu được 4 g kết tủa. Số mol CO2 cần dùng là
A. 0,04mol B. 0,05mol
C. 0,04 mol hoặc 0,06 mol D. 0,05mol hoặc 0,04mol
NHÔM VÀ HỢP CHẤT NHÔM
Câu Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu Nhôm hidroxit thu được từ cách làm nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat
B. Thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho Al2O3 tác dụng với H2O
Câu Chỉ dùng hóa chất nào sau đây phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch NaCl D.Dung dịch CuCl2
Câu Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên
A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch Na2SO4 D. Dung dịch HCl
Câu Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt hai dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?
A. NaOH B. HNO3 C. HCl D. NH3
Câu Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm dung dịch AlCl3
A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt không màu
B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa
C. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa, sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt
D. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3
Câu Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính:
A. Al(OH)3
B. Al2O3
C. ZnSO4
D. NaHCO3
Câu Cho phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa Al với muối Cu2+: 2Al+3Cu2+→2Al3++3Cu. Tìm phát biểu sai?
A. Al khử Cu2+ thành Cu
B. Cu2+ oxi hoá Al thành Al3+
C. Cu2+ bị khử thành Cu
D. Cu không khử Al3+ thành Al
Câu Cho hợp kim Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn sau phản ứng là
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Al và Cu
Câu Cho 31,2 gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 16,2 gam và 15 gam.
B. 10,8 gam và 20,4 gam.
C. 6,4 gam và 24,8 gam.
D. 11,2 gam và 20 gam.
SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT
Câu Fe có số hiệu nguyên tử là 26 , ion Fe3+ có cấu hình electron là :
A. 3d64s2
B. 3d6
C. 3d34s2
D. 3d5
Câu Cấu hình electron của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là
A. [Ar] 3d6, [Ar] 3d34s2
B. [Ar] 3d4 4s2, [Ar] 3d5
C. [Ar] 3d5, [Ar] 3d64s2
D. [Ar] 3d6, [Ar] 3d5
Câu Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron và vị trí của X (chu kỳ, nhóm) trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là:
A. 1s2 2s22p63s23p63d6 , chu kỳ 3 nhóm VIB.
B. 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2 , chu kỳ 4 nhóm IIA.
C. 1s2 2s22p63s23p63d5 , chu kỳ 3 nhóm VB.
D. 1s2 2s22p63s23p63d6 4s2 , chu kỳ 4 nhóm VIIIB.
Câu Nhận xét nào không đúng khi nói về Fe ?
A. Fe tan được trong dung dịch CuSO4
B. Fe tan được trong dung dịch FeCl3
C. Fe tan được trong dung dịch FeCl2
D. Fe tan được trong dung dịch AgNO3
Câu Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh sắt có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
B. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
C. Thanh sắt có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh
D. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh
Câu Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy:
A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại
B. Đồng kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe2+
C. Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại
D. Sắt kim loại bị đồng kim loại đẩy ra khỏi dung dịch muối
Câu Muốn khử dung dịch Fe3+ thành dung dịch Fe2+, ta thêm chất nào sau đây vào dung dịch Fe 3+ ?
A. Ba
B. Ag
C. Na
D. Cu
Câu Cho chuỗi phản ứng sau: Fe FeCl2 Fe Fe(NO3)3
(1) Fe + Cl2 → FeCl2; (2) FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2;
(3) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
Phản ứng nào sai?
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (1) và (3)
Câu Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)3
Câu Dãy nào gồm các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa ?
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu Dãy nào gồm các chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa ?
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu Hợp chất nào cho sau đây không bị HNO3 oxi hóa ?
A. FeO
B. FeSO4
C. Fe(OH)2
D. Fe(OH)3
Câu Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử ?
A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
B. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
C. 2FeCl3 + Fe 3FeCl2
D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Câu Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa khử ?
A. H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
B. H2SO4 + Fe Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
C. H2SO4 + Fe3O4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
D. H2SO4 + FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu Phản ứng nào dưới đây, hợp chất của sắt đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. Fe2O3 +3KNO3+4KOH2K2FeO4 +3KNO2 +2H2O
B. 2FeCl3 +2KI 2FeCl2 + 2 KCl + I2
C.10 FeSO4+2KMnO4+ 8H2SO45 Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 +8 H2O
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
Câu Oxit nào cho sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra được hai muối ?
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeO
D. Al2O3
Câu Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây ?
A. AlCl3
B. FeCl3
C. FeCl2
D. MgCl2
Câu Nhúng 1 lá sắt vào các dung dịch : HCl, HNO3đ,nguộI, CuSO4, FeCl2, ZnCl2, FeCl3. Hỏi có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu Cho các chất Cu; Fe; Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu Dùng dung dịch nào cho sau đây có thể phân biệt được hai chất rắn : Fe2O3 và FeO
A. HNO3 đặc , nóng
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch AgNO3
Câu Nhận biết các dung dịch muối: Fe2(SO4)3 , FeSO4, FeCl3 ta có thể dùng hóa chất nào trong các hóa chất sau đây ?
A. Dung dịch BaCl2
B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch NaOH
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch NaOH
Câu Cho các dung dịch NaCl, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2CO3 đựng trong các lọ riêng biệt. Kim loại phân biệt được tất cả dung dịch trên là?
A. Natri
B. Đồng
C. Sắt
D. Bari
Câu Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là
A. Xiđerit
B. Hematit
C. Manhetit
D. Pirit
Câu Nguyên tắc sản xuất gang
A. dùng than cốc để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao.
B. dùng khí CO để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao.
C. dùng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxyt.
D. loại ra khỏi sắt oxyt một lượng lớn C, Mn, Si, P, S.
Câu Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ?
A. SiO2 và C
B. MnO2 và CaO
C. CaSiO3
D. MnSiO3
Câu Nguyên liệu nào không dùng để luyện gang ?
A. Quặng sắt
B. Than cốc
C. Không khí
D. Florua
Câu Hòa tan 14,93gam kim loại R bằng axit H2SO4 đặc nóng, thu được 8,96lit khí SO2 (đkc). Kim loạI R là:
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 0,56
B. 1,12
C. 5,60
D. 11,2
Câu Hoà tan 6,72 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì được 0,18 mol SO2 . Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
Câu Oxi hoá hoàn toàn 21 gam bột sắt thu được 30 gam một oxít duy nhất công thức của oxít là
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe2O3
CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
Câu Cho biết Cr có Z=24. Cấu hình electron của ion Cr3+ là
A. [Ar]3d6
B. [Ar]3d5
C. [Ar]3d4
D. [Ar]3d3
Câu Các số oxi hóa đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6.
B. +2, +3, +6.
C. +1, +2, +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Câu Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al
B. Fe và Cr
C. Al và Cr
D. Mn và Cr
Câu Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH →Na2Cr2O4 + NaBr + H2O
Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu Ion đicromat Cr2O72-, trong môi trường axit, oxi hóa được muối Fe2+ tạo muối Fe3+, còn đicromat bị khử tạo muối Cr3+. Cho biết 10 ml dung dịch FeSO4 phản ứng vừa đủ với 12 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M, trong môi trường axit H2SO4. Nồng độ mol/l của dung dịch FeSO4 là:
A. 0,52M
B. 0,82M
C. 0,72M
D. 0,62M
Câu Cho vào ống nghiệm vài tinh thể K2Cr2O7 , sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắc đều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt KOH vào Y , được dung dịch Z. Màu sắc của dung dịch Y, Z lần lượt là :
A. màu đỏ da cam, màu vàng chanh B. màu vàng chanh, màu đỏ da cam
C. màu nâu đỏ , màu vàng chanh D. màu vàng chanh ,màu nâu đỏ
Câu Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là
A. 26,4.
B. 27,4.
C. 28,4.
D. 29,4.
Câu Muốn điều chế được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 26,4g
B. 27,4g
C. 28,4g
D. 29,4g
Câu Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 g
B. 27 g
C. 40,5 g
D. 54 g
Câu Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1.
BÀI TẬP TỔNG HỢP
Câu 122: Hoà tan hết 16,3g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Al, Mg trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55mol SO2. Cô cạn dd sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là :
A. 69,1g B. 96,1g C. 61,9g D. 91,6g
Câu 123: Hòa tan hoàn toàn 3,58 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,04 mol NO và 0,06 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng (không chứa muối amoni) là:
A. 16,58 gam B. 15,32 gam C. 14,74 gam D. 18,22 gam
Câu 124: Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,92 lít hỗn hợp 2 khí H2S và SO2 có tỷ khối so với H2 là 23,429. tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
A. 57,5 g B. 49,5 g C. 43,5 g D. 46,9 g
Câu 125: Hòa tan 5,6g Fe bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít SO2 (đktc). Cho V lít SO2 lội qua dd KMnO4 0,25M thì làm mất màu tối đa Y ml KMnO4. Giá trị của Y là?
A. 480ml B. 800ml C. 120ml D. 240ml
Câu 126: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?
A. 7,68 gam. B. 10,56 gam. C. 3,36 gam. D. 6,72 gam.
Câu 127. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit H2SO4 đậm đặc, nóng, dư, thu được V lít ( đktc) khí SO2 và dd Y ( chỉ chứa hai muối và axit dư). Giá trị của V là
A. 3,36 B. 2,24 C. 5,60 D.4,48
Câu 128. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
Câu 129 (ĐHKA – 2009): cho 6,72 gam Fe vào 400ml dd HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dd X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là?
A. 1,92 B. 0,64 C. 3,84 D. 3,2
Câu 130: Hòa tan m gam hỗn hợp Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 40% khối lượng bằng dd HNO3 thu được dd X; 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại. Khối lượng muối trong dd X là?
5,4 B. 6,4 C. 11,2 D. 4,8
Câu 131: Khi cho 5,6 gam Fe tác dụng với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 27,0 gam. B. 20,7 gam. C. 37,0 gam. D. 21,6 gam.
Câu 132: Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol AgNO3. Để dung dịch sau phản ứng tồn tại các ion Fe3+, Fe2+ thì giá trị của a = y : x là
A. 3 < a < 3,5 B. 1 < a < 2 C. 0,5 < a < 1 D. 2 < a < 3.
Câu 133 : Cho hỗn hợp gồm a mol Zn ; b mol Mg vào dd có chứa c mol AgNO3; d mol Cu(NO3)2 đến khi kết thúc phản ứng thu được dd X, chất rắn Y. Biết rằng (0,5c < a + b < 0,5c + d). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch X chứa ba ion kim loại. B. Chất rắn Y chứa một kim loại.
C. Chất rắn Y chứa ba kim loại. D. Dung dịch X chứa hai ion kim loại.
Câu 134 : Cho hỗn hợp gồm a (mol) Mg và b (mol) Fe vào dung dịch chứa c (mol) AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là
A. B. C. D.
Câu 135 : Cho a mol Mg và b mol Zn dạng bột vào dung dịch chứa c mol Cu(NO3)2 và d mol AgNO3 thu được dung dịch chứa 3 muối. (Biết a < c +0,5d). Quan hệ giữa a, b, c, d là :
B. C. D. Câu 123 : Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau. A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe.
HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG- THỰC TIỄN
Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn.
Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacbonic. B. Khí clo. C. Khí hidroclorua. D. Khí cacbon oxit.
Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.
Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch NaCl.
Câu 6: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
A. Cl2. B. H2S. C. SO2. D. NO2.
Câu 7: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
A. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixin
C. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 8: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NH3.
Câu 9. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường:
A. Than đá
B. Xăng, dầu
C. Khí gas
D. Khí hiđro
Câu 10. Tại những bãi đào vàng, nước sông đã bị nhiễm 1 loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dụng để tách vàng ra khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm độc này. Chất độc này còn có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là
A. Nicotin
B. Thủy ngân
C. Xianua
D. Dioxin
Câu 11. Người ta sản xuất khí metan thay thế 1 phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào dưới đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz
B. Thu khí metan từ khí bùn ao
C. Lên men ngũ cốc
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò
Câu 12. Cho phản ứng của Fe với Oxi như hình vẽ bên. Vai trò của lớp nước ở đáy bình là
A. Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn.
B. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước.
C. Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
D. Cả 3 vai trò trên.
Câu 13. Cho thí nghiệm như hình vẽ bên. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. H2 + S → H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3.
Câu 14: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
A. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn SO2 + Na2SO4 + H2O.
B. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn NH3 + CaCl2 + H2O.
C. MnO2 + HCl đặc MnCl2 + Cl2 + H2O.
D. HCl dung dịch + Zn ZnCl2 + H2.
Câu 15: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí X, bằng cách cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối). Bộ thí nghiệm này minh họa cho phản ứng?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
C. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O.
D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O.
Câu 16: Y là hidroxit của nguyên tố X nhóm IA. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt, nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Y cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. Thành phần % khối lượng của nguyên tố oxi trong Y là 40%. Y là:
A. MgO B. KOH C. NaOH D. LiOH
Câu 17. Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2 g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,672 L khí (đktc).Xác định M
A. Mg B. Ca C. Ba D. Be
Câu 18. Để răng chắc khoẻ và giảm bệnh sâu răng thì hàm lượng flo trong nước cần đạt là 1,0 – 1,5 mg/l. Hãy tính lượng natriflorua cần phải pha vào trong nước có hàm lượng flo từ 0,5mg/l lên đến 1mg/l để cung cấp cho 3 triệu người dân Hà Nội, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày. Giả sử natriflorua không bị thất thoát trong quá trình pha trộn và cung cấp đến người tiêu dùng.
Câu 19. Sau khi điện phân dung dịch natri clorua có màng ngăn với điện cực than chì thu được dung dịch A gồm natri hiđroxit và natri clorua. Để kiểm tra hàm lượng natri clorua có trong dung dịch A, người ta lấy 2 gam dung dịch A đem trung hoà bằng axit nitric, sau đó thêm dần dung dịch bạc nitrat vào cho đến dư thì thu được 0,287 gam kết tủa.Xác định thành phần phần trăm khối lượng natri hiđroxit có trong dung dịch A.
Câu 20. Natri peoxit (Na2O2 ), kali supeoxit (KO2 ) là những chất dễ dàng hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxi. Do đó chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để phục vụ quá trình hô hấp của con người. Du khách đến với Nha Trang, Phú Quốc rất thích được lặn xuống biển để ngắm rừng san hô. Với một giờ lặn dưới biển thì trong bình lặn của mỗi du khách cần có khối lượng hỗn hợp A tối thiểu là bao nhiêu? Biết rằng trong một phút, trung bình mỗi người cần 250 ml khí oxi và cũng thải ra từng đó khí cacbonic. Giả thiết thể tích các khí được đo ở đktc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét