BÀI
2. CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
1. NHẬN
BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng khi nói về muối acid
A. Dung dịch muối có pH < 7.
B.Muối cố khả năng phản ứng với
base.
C. Muối vẫn còn hydrogen trong phân
tử.
D.Muối mà gốc acid vẫn còn hydrogen có
khả năng phân li tạo proton trong nước.
Câu 2: Câu
nào không đúng khi nói về pH và pOH của dung dịch
A.pH = lg[H+] B.pH + pOH = 14 C.[H+].[OH-]
= 10-14 D. [H+]
= 10-apH = a
Câu 3: Trong
dung dịch, chất điện li
A.Gộp lại thành các ion B.Phân li thành các ion C.Phân li thành các
nguyên tử D.Cả A, B, C
Câu 4: Phương
trình ion cho biết
A. Số mol mỗi chất điện li B.Bản
chất của các nguyên tử
C.Bản chất của phản ứng xảy ra trong
dung dịch điện li D.Khối
lượng của chất điện li
Câu 5: Sự
điện li là
A.Quá trình hòa tan của các chất
trong dung môi hữu cơ B.Sự
tan của các chất trong nước
C.Quá trình phân li các chất trong
nước tạo thành các ion D.Cả
A và B
Câu 6: Chất
điện li mạnh bao gồm
A.Acid mạnh B.Base mạnh C.Hầu hết các muối tan D.Cả A, B, C đúng
Câu 7: Trong
phương trình điện li của chất điện li mạnh
A.Dùng một mũi tên chỉ chiều của quá
trình điện li B.Dùng một
mũi tên chỉ chiều của quá trình hòa tan
C.Dùng hai mũi tên chỉ chiều của quá
trình điện li D.Dùng hai
mũi tên chỉ chiều của quá trình hòa tan
Câu 8: Chất
điện li yếu bao gồm
A.Acid yếu B.Base yếu C.Muối không tan D.Cả A và B đều đúng
Câu 9: Trong
phương trình điện li của chất điện li yếu
A.Dùng một mũi tên chỉ chiều của quá
trình điện li B.Dùng hai
nửa mũi tên ngược chiều nhau
C.Dùng hai mũi tên chỉ chiều của quá
trình điện li D.Dùng hai
nửa mũi tên cùng chiều nhau
Câu 10: Chất
điện li mạnh là chất
A.
Khi tan trong nước, các phân tử hòa
tan đều phân li thành ion
- Khi
tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi
tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn
lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- .
Khi tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành
ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 11: Chất
điện li yếu là chất
A.
Khi tan trong nước, các phân tử hòa
tan đều phân li thành ion
- Khi
tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi
tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn
lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- Khi
tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion,
phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 12: Chất
không điện li là chất
A.
Khi hòa tan trong nước, các phân tử
không phân li thành ion
- Khi
tan trong dung môi hữu cơ, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion
- Khi
tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn
lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- .
Khi tan trong dung môi hữu cơ chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành
ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Câu 13: Đâu
là phát biểu của thuyết Bronsted-Lowry
A. Acid là chất nhận proton, base là
chất cho proton B. Cả acid và
base đều là chất cho proton
C.Cả acid và base đều là chất nhận
proton D.Acid
là chất cho proton, base là chất nhận proton
Câu 14: pH
là
A.Chỉ số đánh giá độ acid của một
dung dịch B.Chỉ
số đánh giá độ base của một dung dịch
C.Chỉ số đánh giá độ acid hay độ
base của một dung dịch D.Chỉ số đánh
giá các chất điện li mạnh
Câu 15: Chất
chỉ thị acid-base là chất
A.Không thay đổi màu sắc khi pH thay
đổi B.Có màu
sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch
C.Giúp biến đổi từ môi trường acid
thành môi trường base D.Giúp biến đổi
môi trường base thành acid
2. THÔNG
HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Chỉ
dùng quỳ tím , có thể nhận biết ba dung dịch riêng biệt nào sau đây?
A.HCl, NaNO3, Ba(OH)2 B.H2SO4, HCl,KOH. C.H2SO4,
NaOH, KOH D.Ba(OH)2,
NaCl, H2SO4
Câu 2: Dung
dịch có pH = 7 là
A.NH4Cl.
B.CH3COONa. C.C6H5ONa.
D.KClO3.
Câu 3: Khi
hòa tan trong nước, chất làm cho quỳ tím chuyển màu xanh là
A.NaCl.
B.NH4Cl. C.Na2CO3.
D.FeCl3.
Câu 4: Các
dung dịch có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) là
A.CH3COOH, HCl và BaCl2. B.NaOH, Na2CO3và Na2SO3. C.H2SO4, NaHCO3và
AlCl3.D.NaHSO4, HCl và AlCl3.
Câu 5: Cho
các dung dịch muối Na2CO3 (1), NaNO3 (2),
NaNO2 (3), NaCl (4), Na2SO4 (5), CH3COONa
(6), NH4HSO4 (7), Na2S (8). Những dung
dịch muối làm quỳ hoá xanh là
A.(1), (2), (3), (4).
B.(1), (3), (5), (6). C.(1),
(3), (6), (8). D.(2),
(5), (6), (7).
Câu 6: Cho
các muối NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3;
AlCl3; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là
A.NaNO3; KCl. B.K2CO3;
CuSO4; KCl. C.CuSO4;
FeCl3; AlCl3. D.NaNO3;
K2CO3; CuSO4.
Câu 7: Dãy
các chất vừa tác dụng được với dung dịch acid,vừa tác dụng với dung dịch base
là
A.Al(OH)3, (NH4)2CO3,
NH4Cl B.NaOH
,ZnCl2,Al2O3
C.KHCO3, Zn(OH)2CH3COONH4 D.Ba(HCO3)2,FeO
, NaHCO3
3. VẬN DỤNG
(5 CÂU)
Câu 1: Cần
bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10
A.0,1 gam B.0,01
gam C.0,001
gam D.0,0001
gam
Câu 2: pH
của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là
A.13 B.12 C.1 D.11
Câu 3: Cho
10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể
tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là
A.10 ml. B.15
ml. C.20
ml. D.25
ml.
Câu 4: Hòa
tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của
dd thu được là
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 5: pH
của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là
A.2 B.3 C.4 D.12
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ
vào nước dư thu được 0,224 lit khí (đktc) và 2 lit dd có pH bằng
A. 12. B. 13. C.
2. D. 3.
Câu 7: Hoà
tan 20ml dung dịch HCl 0,05M vào 20ml dung dịch H2SO4
0,075 M. Nếu sự hoà tan không làm thay đổi thể tích thì pH của dung dịch mới
thu được là :
A.
1 B.
2 C.3 D. 1,5
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam BaO vào nước thu được 200ml dd X có pH=13. Giá
trị của m là
A. 1,53 gam. B. 2,295 gam. C. 3,06 gam. D. 2,04 gam
Câu 9: Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lit dd có pH=12.
Oxit kim loại là
A. BaO. B. CaO. C. Na2O. D. K2O.
4. VẬN DỤNG
CAO (3 CÂU)
Câu 1: Trộn
200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M vá H2SO4 0,15M với 300
ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500
ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là
A.0,15 và 2,330 B.0,10 và 6,990. C.0,10 và
4,660 D.0,05 và
3,495
Câu 2: Trộn
100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch gồm KOH 0,1M và NaOH aM,
thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A.0,12 B.0.08. C.0,02. D.0,10.
Câu 3: Trộn
V1 lít dung dịch H2SO4 có pH = 3 với 2 lít dung dịch
NaOH có pH = 12, thu được dung dịch mới cố pH = 4. Tỉ số V1 : V2 có giá trị là
A.8/1 B.101/9 C,10/1 D.4/1
Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M
và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M
và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 12
B.
2
C.
1
D. 13
Câu
5.
Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3
tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam
kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối
clorua khan?
A. 2,66 B.
22,6 C.
26,6 D.
6,26
Câu 6. Dung dịch X chứa
a mol Mg2+, b mol Al3+ , 0,1 mol SO42-
, 0,6 mol NO3-. Cô cạn X thì thu được 54,6g chất rắn
khan. Vậy a, b lần lượt là :
A. 0,2 và 0,1 B. 0,1 và 0,2 C.
0,05 và 0,1 D. 0,2 và 0,05
Câu 7:
Một dung dịch chứa x mol Cu2+, y mol K+; 0,03 mol Cl- và 0,02 mol SO42-.
Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Hãy xác định giá
trị x và y.
Câu 8. pH của
dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,1M (Ka=1,8.10-5) và CH3COONa
0,1M bằng :
A.4,8 B.9,2 C.5,4 D.2,9
Câu 9. Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-
; 0,1 mol Na+ ; 0,25 mol NH4+; 0,3 mol Cl-.
Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử nước
bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2
sau quá trình phản ứng giảm đi là:
A. 4,215 gam B.
5,296 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam
Câu 10: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác
dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là:
A. 19,7. B. 39,4. C. 17,1. D.15,5.
Câu 11 Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X.
Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá
trị
của m là:
A. 7,8. B. 46,6. C. 54,4. D. 62,2.
Câu 12. Trộn 150 ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3
0,5M với 250 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra (đktc)
là:
A. 2,52 lít B. 5,04 lít C. 3,36 lít D. 5,6 lít
Câu 13. Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300 ml
dung dịch gồm Na2SO4 0,1 M và K2SO4
0,2 M cho đến khi khối lượng kết tủa không đổi nữa thì dừng lại thấy hết 100 ml
BaCl2. Nồng độ mol/lit của dung dịch BaCl2 là :
A. 0,3 M
B.
0,9 M C. 1,2
M D. 0,6M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét