Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

ĐỀ LUYÊN HSG 12 TỔNG HỢP SỐ 1

 

ĐỀ LUYÊN HSG 12 TỔNG HỢP SỐ 1

Câu I :

            1. Một hỗn hợp lỏng gồm 4 chất: C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), C6H5NH2 (anilin) và C2H5OH (ancol etylic).

Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp, viết các phương trình hóa học xảy ra.

            2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau theo đúng tỉ lệ mol:

            (a) 2X + 2H2O  2X1 + X2+ Cl2   

            (b) X1 + X3  X4 + H2O

            (c) X1 + X5  X6 + H2O                         

            (d) X5 + X7  BaSO4 + X3 + CO2+ H2O

            (e) 2X5 + X7  BaSO4 + X6 + 2CO2+ 2H2O             

            (g) X8 + 8X5  X9 + X10 + 4X6 + 4H2O

            (h) X8 + 4X2  3X11 + 4H2O                                                                                         

            (i) X11 + 2X5 X9 + X6 + X2

            Biết X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 đều biểu diễn các chất vô cơ khác nhau. Khi đốt nóng X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. Xác định các chất: X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 X8, X9, X10, X11 viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên.

3. Có 4 chất hữu cơ A, B, D, E đều mạch hở (chứa C, H, O) và đều có tỉ khối đối với hiđro là 37. A có mạch cacbon không phân nhánh, chỉ tác dụng với Na. B tác dụng với Na, Na2CO3 nhưng không tham gia phản ứng tráng bạc. Khi oxi hóa A ở điều kiện thích hợp được đồng đẳng kế tiếp của B. D tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na và không tham gia phản ứng tráng bạc. E tác dụng với Na2CO3, với Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, D, E và viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu  II: X, Y, Z là ba este mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol no T và hỗn hợp F chứa hai muối đơn chức A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB < 100). Đốt cháy toàn bộ F thu được 0,2 mol Na2CO3, CO2 và 3,6 gam H2O. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được a mol H2.

Cho các nhận định sau:

            (a) Giá trị của a là 0,2.

            (b) Hỗn hợp E có phản ứng tối đa với 0,15 mol AgNO3/NH3.

            (c) Số nguyên tử H có trong Z là 8.

            (d) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E trên cần dùng 1 mol O2.

Nhận định nào đúng? Nhận định nào sai? Giải thích.

Câu III: Trộn 29 gam FeCO3 với 27,1 gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)3.nH2O và Mg thu được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch chứa 1,58 mol HNO3 thu được 0,35 mol hỗn hợp khí gồm CO2, N2O và NO có khối lượng 14,42 gam và dung dịch X chỉ chứa các muối. Chia X làm hai phần bằng nhau.

Phần 1: Hòa tan được tối đa 1,6 gam Cu.

Phần 2: Cô cạn dung dịch thu được 61,7 gam muối khan.

Cho các nhận định sau:

            (a) Giá trị của n là 6.

            (b) Dung dịch X làm mất màu tối đa 0,04 mol KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, dư.

            (c) Phần trăm khối lượng của Mg trong E là 17,112%.

            (d) Cô cạn X rồi nung trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được khối lượng rắn là 40 gam.

Nhận định nào đúng? Nhận định nào sai? Giải thích.

Câu IV: Cho các cặp chất sau: KOH và H2SO4; Ba(HCO3)2 và H2SO4; Ba(OH)2 và HNO3; Ba(OH)2 và H2SO4; Ca(HCO3)2 và Na2SO4. Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (các chất phản ứng theo đúng tỷ lệ mol):

       (a) X1 + X2X3 + X4↓ + H2O.

       (b) X1 + X3 X5 + H2O.

       (c) X2 + X5 X4 + 2X3.

       (d) X4 + X6 BaSO4 + CO2 + H2O.

Có bao nhiêu cặp chất ở trên thoả mãn thứ tự X2 và X6 trong sơ đồ? Giải thích va viết phương trình phản ứng?

Câu V: Thuỷ phân hoàn toàn hợp chất X có công thức phân tử C8H12O4 (chỉ chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol Z và hỗn hợp Y gồm hai muối. Axit hoá Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro ().

Cho các phát biểu sau:

            (a) Phân tử khối của Z là 62.

            (b) Có 3 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.

            (c) Số nguyên tử H trong Y1 là 6.

            (d) Chất Y1 bị oxi hóa bởi dung dịch Br2.

            (e) Điều chế Y2 từ ancol metylic bằng một phản ứng.

Phát biểu nào đúng? Phát biểu nào sai? Giải thích.

Câu VI: Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích tại sao:

            1. Mật ong có vị ngọt, để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai.

            2. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường (trong thành phần cũng có các ankan) để làm đường giao thông.

            3. Có thể dùng nước sôi hoặc dùng xút để thông các ống nước thải nhà bếp bị tắc do dầu mỡ đóng rắn và bám vào đường ống.

            4.  Amoni hiđrocacbonat thường được dùng để làm bột nở.

Câu VII: Cho ba hidrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho các phát biểu sau:

(a) 1 mol X phản ứng tối đa 4 mol H2 (Ni, t0).

(b) Chất Z có đồng phân hình học.

(c) Chất Y có tên gọi but-1-in.

(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.

(e) Từ Y bằng 2 phản ứng (điều kiện cần thiết có đủ) có thể điều chế được cao su buna.

Phát biểu nào đúng? Phát biểu nào sai? Giải thích.

Câu VIII: Cho các phát biểu sau:

(1) Liên kết pi (p) kém bền hơn liên kết xích ma (s).

(2) Nhiệt độ sôi của các chất trong dãy sau tăng dần từ trái sang phải: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

(3) Ở điều kiện thường các hidrocacbon thơm: benzen, toluen, stiren tồn tại ở thể lỏng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

(4) Các hợp chất mạch hở: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N có số đồng phân tăng dần từ trái sang phải.

(5) Ngày nay, trong công nghiệp buta-1,3-dien và isopren được điều chế từ ankan tương ứng.

Phát biểu nào đúng? Phát biểu nào sai? Giải thích.

 

-------------------------------------- Hết ------------------------------------

Không có nhận xét nào: