SỞ GDĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ | Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 41.Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. C2H5NH2. B. CH3COOH. C. H2NCH2COOH.D. C6H5NH2 (anilin).
Câu 42. Fe(OH)3 tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. KCl.B. NaNO3.C. HCl.D. BaCl2.
Câu 43. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất lỏng?
A. Anđehit fomic. B. Etylamin. C. Anilin. D. Glyxin.
Câu 44. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch chất nào sau đây sẽxảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
A. FeCl3. B. HCl. C. NaHSO4. D. AgNO3.
Câu 45. Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng vĩnh cửu củanước?
A. NaHCO3, KHCO3. B. NaNO3, KNO3. C. CaCl2, MgSO4.D.NaNO3, KHCO3.
Câu 46. Natri hiđroxit (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễnóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra mộtlượng nhiệt lớn. Công thức của natri hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. NaOH.C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 47. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+. B. K+.C. Mg2+. D. Ag+.
Câu 48. Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Gly-Gly. B. Gly-Ala. C. Ala-Ala-Gly.D. Ala-Gly.
Câu 49. Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. HCl. B. KNO3.C. NaHCO3. D. NaHSO4.
Câu 50. Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là
A. 36. B. 31. C. 35. D. 34.
Câu 51: Khí X khi vào cơ thể, khí này kết hợp với nước tạo axit, từ đó làm giảm pH của máu, làm rối loạn nhiều quá trình chuyểnhóa trong cơ thể, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của hồngcầu. Vậy, khí X là
A. O2.B. H2.C. SO2.D. N2.
Câu 52: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép theo phương phápđiện hoá người ta cần gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu những tấmkim loại nào sau đây?
A. Zn.B. Pb.C. Ag.D. Cu.
Câu 53: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từcồn công nghiệp có lẫn metanol. Công thức phân tử của metanollà
A. CH3OH.B. C2H5OH.C. C3H7OH. D.C3H5(OH)3.
Câu 54: Natri hiđrocacbonat là hóa chất được sử dụng trong cácbình chữa cháy và thuốc chữa bệnh đau dạ dày do dư axit. Côngthức của natri hiđrocacbonat là
A. NaCl.B. NaHCO3.C. NaOH.D. Na2CO3.
Câu 55: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch chất nào sau đây vào ốngnghiệm đựng dung dịch AlCl3 thì kết thúc thí nghiệm thu được kếttủa keo, màu trắng?
A. H2SO4.B. HCl.C. NaOH.D. NH3.
Câu 56. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao thu được vôi sống. Công thứccủa vôi sống là
A. CaSO4.B. CaCO3.C. CaO.D. Ca(OH)2.
Câu 57. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, tại anot thuđược chất nào sau đây?
A. H2.B. SO2.C. O2.D. Cu.
Câu 58. Etylamin phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. H2SO4.B. Br2.C. Na2CO3.D. KOH.
Câu 59. Axit nào sau đây không phải là axit béo?
A. Axit paminitc.B. Axit acrylic.C. Axitstearic.D. Axit oleic.
Câu 60. Hoà tan oxit sắt từ (Fe3O4) vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch X. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dung dịch X?
A. Dung dịch X tác dụng được với dung dịch AgNO3.
B. Cho NaOH dư vào dung dịch X, kết tủa thu được để lâu trong không khí thì khối lượng kết tủa tăng.
C. Dung dịch X không thể hoà tan Cu.
D. Dung dịch X có thể làm nhạt màu dung dịch thuốc tím.
Câu 61: Phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây?
A. Axetilen.B. Ancol etylic.
C. Etilen.D. Etan.
Câu 62: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(b) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho x mol Cu với dung dịch hỗn hợp chứa 1,5x mol Fe(NO3)3và 0,25x mol Fe2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch KAlO2 dư.
(e) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng toàn phần.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 5B. 3 C. 2. D. 4
Câu 63: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
B. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch MgCl2.
C. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch FeSƠ4.
D. Cho thanh kim loại Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 64: Cho các tính chất vật lí và hóa học sau :
(2) Tham gia phản ứng tráng gương.
(3) Phân tử tồn tại dạng ion lưỡng cực.
(4) Tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(5) Tạo với iot phức màu xanh dương.
(6) Phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch phức màu xanh lam
Số tính chất đúng với saccarozơ là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 65. Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệusuất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịchBa(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,6.B. 27,0.C. 30,0.D. 10,8.
Câu 66. Cho 6,08 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức tácdụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,4 M. Thể tích CO2(đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là
A. 3,36 lítB. 5,376 lítC. 2,688 lítD. 1,792 lít
Câu 67. Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thểFeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là
A. 4,48 lít.B. 8,19 lít.C. 7,33 lít.D. 6,23 lít.
Câu 68. Có bao nhiêu chất có công thức phân tử là C4H8O2 phảnứng với dung dịch NaOH dư, thu được muối Y và chất hữu cơ Z. Biết đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken ?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 69. Chất vô cơ X có tính chất sau:
- Tác dụng với dung dịch NaOH (dư) tạo kết tủa;
- Tác dụng được với dung dịch chứa hỗn hợp KMnO4, H2SO4(loãng).
Trong số các chất Fe, Al, FeCl3, FeSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3, CuSO4 có bao nhiêu chất thỏa mãn với tính chất của X?
A. 5.B. 4.C. 3.D. 2.
Câu 70: Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh trong nhiên liệu là0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong mộtloại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháyhoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxitvà hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biếtrằng tất cả lưu huỳnh đioxit đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/l thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 ml. Phần trăm khốilượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là
A. 0,25%.B. 0,50%.C. 0,20%.D. 0,40%.
Câu 71: Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1+ X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếpnhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho cácphát biểu sau:
(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.
(b) X1 có phản ứng tráng gương.
(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C.4. D. 1.
Câu 72: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trongnguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phảnứng:
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 42 lần so với ngưỡngcho phép quy định là 0,30 mg/l (theo QCVN01-1:2018/BYT). Giảthiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe3+ và Fe2+với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+ = 1 : 3. Cần tối thiểu m gam Ca(OH)2 đểkết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 8 m³ mẫu nước trên. Giá trị củam là
A. 299,7. B. 81,0. C.199,8. D. 149,85.
Câu 73: Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:
Bước 1: Cho một đinh sắt đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm(1).
Bước 2: Rót vào ống nghiệm (1) khoảng 3 - 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.
Bước 3: Lấy khoảng 4 – 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm(2) và đun sôi.
Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch ở ống nghiệm (1) vào ốngnghiệm (2) rồi để yên một thời gian.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí thoát ra của phản ứng ở bước 2 có màu vàng lục.
(b) Mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là để tăng tốc độphản ứng ở bước 4.
(c) Ngay sau bước 4, trong ống nghiệm (2) có chất kết tủa màutrắng hơi xanh.
(d) Sau khi để yên một thời gian, kết tủa trong ống nghiệm (2) chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 3.B. 4.C.1.D. 2.
Câu 74: Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO(trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợpX) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàntoàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đượcdung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phảnứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sauđây?
A. 30,5.B. 32,2.C. 33,3. D. 31,1.
Câu 75: Dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2A. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) | t | t + 19300 | 2t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) | a | a + 0,25 | 2,6a |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) | 0,30 | 0,35 | 0,35 |
Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với
A. 78.B. 86.C. 89.D. 96.
Câu 76: X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở, Z là ancol no, T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừađủ), thu được ancol Z và hỗn hợp G gồm hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháyhoàn toàn G cần dùng 15,68 lít O2 (đktc), thu được CO2, Na2CO3và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là
Câu 77. Cho các phát biểu sau:
(1) Este rất ít tan trong nước do khả năng tạo liên kết hiđro vớinước rất kém.
(2) Dầu lạc, dầu vừng có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử cógốc hiđrocacbon không no).
(3) Glucozơ có nhiều trong rễ, hoa, lá, quả đặc biệt là quả nhochín nên được gọi là đường nho.
(4) Axit glutamic được dùng làm bột ngọt hay mì chính.
(5) Các loại tơ: nilon – 6, nilon – 7, olon đều được điều chế bằngphản ứng trùng ngưng.
(6) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin (xúc tác Na) thu được cao su buna-N.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 78: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol (cồn) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ, 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688 kJ. Nếu xe máy chạy với tốc độ trung bình như trên thì thời gian để sử dụng hết 3 kg xăng E5 gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 79: Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho x gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng(dư), thu được 29,12 lít khí (đktc). Oxi hóa lượng C trong m gamX rồi dẫn sản phẩm khí thu được vào 100 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M, thu được y gam chất tan. Giá trị của y là
Câu 80: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứnggiữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ trên lầnlượt là?
A. HCl, AgNO3, Na2CO3.B. Cl2, HNO3, CO2.
C. HCl, HNO3, NaNO3.D. Cl2, AgNO3, MgCO3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét