CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Số oxi hóa
Phản ứng oxi hóa khử
Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
Định luật bảo toàn e
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất oxi hoá là chất
A. nhận electron. B. nhường proton. C. nhường electron. D. nhận proton.
Câu 2. Amonia (NH3) là nguyên liệu sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong amonia là
A. 3 B. 0. C. +3. D. -3.
Câu 3. Thuốc tím chứa ion permanganate (MnO4-) có tính oxi hóa mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa của Mn trong ion permanganate (MnO4-) là
A. +2 B. +3. C. + 7. D. +6.
Câu 4. Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là
A. H2. B. ZnCl2. C. HCl. D. Zn.
Câu 5. Carbon đóng vai trò chất oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?
A. B.
C. . D. .
Câu 6. Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử ammonia (NH3)?
A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O. B. NH3 + HCl NH4Cl.
C. 2NH3 + 3Cl2 6HCl + N2. D. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
Câu 7. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử?
A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O. B. 4Fe(OH)2 + O2 ⎯⎯→2Fe2O3 + 4H2O.
C. CaCO3 CaO + CO2. D. 2KClO3 2KCl + 3O2.
Câu 8. Cho phản ứng hoá học: Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự oxi hoá Cr và sự khử O2. B. Sự khử Cr và sự oxi hoá O2.
C. Sự oxi hoá Cr và sự oxi hoá O2. D. Sự khử Cr và sự khử O2.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.
B. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.
C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa bằng +1.
D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa bằng -2.
Câu 10. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do
A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2. B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn2+.
C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6. D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn2+.
Câu 11. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
Câu 12. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là:
Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. 21. B. 26. C. 19. D. 28.
Câu 13. Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 14. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron và chất bị oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
(b) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.
(c) Trong quá trình oxi hóa, chất oxi hóa bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn.
(d) Trong quá trình khử, chất khử bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn.
(e) Phản ứng trong đó có sự trao đổi (nhường – nhận) electron là phản ứng oxi hóa - khử.
(g) Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy đồng thời.
Số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15. Cho 9,6g Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 4,958 lít B. 3,7185 lít C. 1,2395 lít D. 2,479 lít
Câu 25. Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,4958 lit khí NO duy nhất (đkc). Giá trị của m là:
A. 1,12 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam.
Câu 16. Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 17. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
A. 1: 5. B. 5: 1. C. 3: 1. D. 1: 3.
Câu 18. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m là:
A. 13,5 g. B. 1,35 g. C. 8,10 g. D. 10,80 g.
Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được 0,0125 mol khí N2O (spk duy nhất). Vậy X có thể là:
A. Cu B. Fe C. Zn D. Al
Câu 20. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Tính V hoặc m trong các trường hợp sau:
(a) Cho 5,4 gam Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được V lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất).
(b) Cho m gam Mg tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư sau phản ứng thu được 6,4 gam chất kết tủa màu vàng (là sản phẩm khử duy nhất).
(c) Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al (tỉ lệ số mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.
(d) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào một lượng dư dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2. Tính thể tích của hỗn hợp khí Y ở đkc?
Câu 2. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.
Mg + HNO3 ⎯⎯→ Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Cl2 + KOH ⎯⎯→ KCl + KClO3 + H2O
Cu(NO3)2 ⎯⎯→ CuO + NO2 + O2
Fe3O4 + HNO3 ⎯⎯→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
As2S3 + KClO3 + H2O ⎯⎯→ H3AsO4 + H2SO4 + KCl
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 ⎯⎯→ CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
CHƯƠNG 5: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ ENTHALPY
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
Biến thiên enthalpy của phản ứng và ý nghĩa
Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)
Tính biến thiên enthalpy theo enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)
Tính biến thiên enthalpy theo năng lượng liên kết
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng () nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0. D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.
Câu 2. Kí hiệu enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là
A. B. C. D.
Câu 3. Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):
P (s, đỏ) P (s, trắng)
Điều này chứng tỏ phản ứng:
A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
C. Các phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.
D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
Câu 5. Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 6. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?
A. 2C (than chì) B. C (than chì) +
C. C (than chì) D. C (than chì)
Câu 7. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt.
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm.
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol.
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 8. loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng nhiệt phân. D. Phản ứng đốt cháy.
Câu 9. Phương trình nhiệt hóa học: 3H2(g) + N2(g) NH3(g) = -91,80kJ
Lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9 g H2(g) để tạo thành NH3(g) là
A. -275,40 kJ. B. -137,70 kJ. C. -45,90 kJ. D. -183,60 kJ.
Câu 10. Cho phương trình phản ứng
Zn (s) + CuSO4 (aq) ZnSO4 (aq) + Cu (s)
Và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa;
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt;
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ;
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên;
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4).
Câu 11. Phosphine (PH3) là một chất khí không màu, nhẹ hơn không khí, rất độc và dễ cháy. Khí này thường thoát ra từ xác động vật thối rữa, khi có mặt diphosphine (P2H4) thường tự bốc cháy trong không khí, đặc biệt ở thời tiết mưa phùn, tạo hiện tượng “ma trơi” ngoài nghĩa địa.
Phản ứng cháy phosphine: 2PH3(g) + 4O2(g) → P2O5(s) + 3H2O(l)
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất cho trong bảng sau:
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là
A. -657 kJ. B. + 657 kJ. C. + 1234 kJ. D. - 1234 kJ.
Câu 12. Cho các giá trị năng lượng liên kết của một số liên kết:
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: H2(g) + O2(g) → H2O2(g) là
A. -128 kJ. B. - 333 kJ. C. - 841 kJ. D. -381 kJ.
Câu 13. Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Câu 14. Cho biết nhiệt phản ứng của ba phản ứng sau:
(1) 2Fe(s) + O2(g) → 2FeO(s) = -544,0 kJ
(2) 4Fe(s) + 3O2(g) → 2Fe2O3(s) = -1648,4 kJ
(3) Fe3O4(s) → 3Fe(s) + 2O2(g) = 1118,4 kJ
Biến thiên enthalpy của phản ứng: FeO(s) + Fe2O3(s) → Fe3O4(s) là
A. -2214,6 kJ. B. -3310,8 kJ. C. 2074 kJ. D. -22,2 kJ.
Câu 15. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
3Fe(s) + 4H2O(l) Fe3O4(s) + 4H2(g) = +26,32 kJ
Giá trị của phản ứng: Fe3O4(s) + 4H2(g) 3Fe(s) + 4H2O(l) là
A. -26,32 kJ. B. +13,16 kJ. C. +19,74 kJ. D. -10,28 kJ.
Câu 16. Cho các phát biểu:
(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và
(b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 17. Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện..) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm gây hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C, phản ứng giữa mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình
“ S (s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 196,9kJ. Cho các phát biểu sau:
(a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ mol -1
(b) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ.
(c) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia.
(d) 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45kJ năng lượng dưới dạng nhiệt.
(e) 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969.105J.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18. Nung KNO3 lên 5500C xảy ra phản ứng:
KNO3(s) KNO2(s) +
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng
A. toả nhiệt, có < 0. B. thu nhiệt, có > 0.
C. toả nhiệt, có > 0. D. thu nhiệt, có < 0.
Câu 19. Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau:
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng TiCl4(g) + 2H2O(l) → TiO2(s) + 4HCl(g) là
A. +22 kJ. B. +3 kJ. C. -22 kJ. D. -3229 kJ.
Câu 20. Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:
Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là
A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn?
(a) Đốt một ngọn nến.
(b) Nước đóng băng.
(c) Hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát.
(d) Luộc chín quả trứng.
(e) Hòa tan một ít bột giặt trong tay với nước, thấy tay ấm.
(g) Muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối.
(h) Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
(i) Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.
Câu 2. Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất dưới đây từ đơn chất ở điều kiện chuẩn:
(a) Nước ở trạng thái, biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước tỏa ra 214,6 kJ nhiệt.
(b) Nước lỏng, biết rằng sự tạo thành 1 mol nước lỏng tỏa ra 285,49 kJ nhiệt.
(c) Ammonia (NH3), biết rằng sự tạo thành 2,5 g ammonia tỏa ra 22,99 kJ nhiệt.
(d) Phản ứng nhiệt phân đá vôi (CaCO3), biết rằng để thu được 11,2 g vôi (CaO) phải cung cấp 6,94 kcal.
Câu 3. Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau:
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào thu nhiệt? phản ứng nào tỏa nhiệt?
(1) CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
(2) Fe2O3(s) + 2Al(s) Al2O3(s) + 2Fe(s)
(3) C(graphite) + H2O(g) CO(g) + H2(g)
(4) C2H6(g) + O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l)
CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Khái niệm tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng
Định luật tác dụng khối lượng
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Cho phản ứng hóa học sau: C(s) + O2(g) → CO2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất O2
C. Nồng độ CO2. D. Diện tích bề mặt carbon
Câu 2. Tốc độ phản ứng là
A. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích.
D. độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Câu 3. Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác
D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 4. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác.
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?
A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất.
Câu 6. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 7. Trong các cặp phản ứng sau, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấy bằng nhau và có kích thước như nhau thì cặp nào có tốc độ phản ứng lớn nhất?
A. Fe + dung dịch HCl 0,1 M. B. Fe + dung dịch HCl 0,2 M.
C. Fe + dung dịch HCl 0,3 M. D. Fe + dung dịch HCl 0,5 M.
Câu 8. Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4 (aq) ZnSO4 (aq) + H2 (g)
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích bề mặt zinc.
B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid.
C. Thể tích dung dịch sulfuric acid.
D. Nhiêt độ của dung dịch sulfuric acid.
Câu 9. Cách nào sau đây làm củ khoai tây chín nhanh nhất?
A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thủy trong nồi cơm.
C. Nướng ở 1800C. D. Hấp trên nồi hơi.
Câu 10. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian
A. B.
C. D.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp.
B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được lâu hơn.
C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hóa cơm nếp thành rượu.
D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn
Câu 12. Trong quy trình sản xuất sulfuric acid, xảy ra phản ứng hóa học sau:
2SO2 + O2 2SO3
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng áp suất khí SO2 hay O2 thì tốc độ phản ứng đều tăng lên.
B. Tăng diện tích bề mặt xúc tác V2O5 sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.
C. Xúc tác có tham gia vào phản ứng nhưng khối lượng không đổi sau khi phản ứng kết thúc.
D. Cần làm nóng bình phản ứng để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
Câu 13. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. . B. .
C. . D. .
Câu 14. Thực hiện phản ứng sau: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 ↑ + H2O. Theo dõi thể tích CO2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng).
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0.
B. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.
C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 ml/s.
D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau.
Câu 15. Phương trình hóa học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g) CCl4(g) + HCl(g).
Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. Tăng gấp đôi. B. Giảm một nửa. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 16. Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 30oC đến 50oC?
A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 27 lần.
Câu 17. Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10−4 mol/(L.s). B. 1,0.10−4 mol/(L.s).
C. 7,5.10−4 mol/(L.s). D. 5,0.10−4 mol/(L.s).
Câu 18. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 < t2 < t3. B. t1 = t2 = t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.
Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(a) Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành.
(b) Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.
(c) Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương.
(d) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tạo thành của các chất sản phẩm khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào hệ số cân bằng của chúng trong phương trình hóa học.
(e) Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tiêu thụ của chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Khi oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:
(1) Dùng chất xúc tác manganes dioxide
(2) Nung ở nhiệt độ cao
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 21. Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(L.s). B. 2,5.10-5 mol/(L.s).
C. 2,5.10-4 mol/(L.s). D. 2,0.10-4 mol/(L.s).
Câu 22. Khi tăng nhiệt độ thêm 10 oC thì tốc độ của một phản ứng tăng 2 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng đó là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 10.
Câu 23. Ở 50 oC, tốc độ của một phản ứng là ; ở 60 oC, tốc độ của phản ứng đó là . Biết , hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 24. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là 2. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 20oC đến 60oC?
A. 2 lần. B. 8 lần. C. 16 lần. D. 32 lần.
Câu 25. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(L.s). Giá trị của a là
A. 0,012. B. 0,016. C. 0,014. D. 0,018.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
(a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanke (trong sản xuất xi măng).
(d) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ rượu.
(e) Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.
(g) Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac.
Câu 2. Ở 200C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 300C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).
(a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.
(b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 400C (giả thiết hệ số nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ này không đổi).
Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: N2(g) + 3H2(g) ⟶ 2NH3(g)
a. Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng.
b. Khi tăng nồng độ H2 lên 3 lần, lượng N2 không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào ?
CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Tính chất hóa học của các halogen
Điều chế chlorine
Hydrogen halide
Hydrohalic acid
Muối halide và nhận biết ion halide
TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 2. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 3. Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 4. Sản phẩm tạo thành khi cho iron (sắt) tác dụng với khí chlorine là
A. FeCl2. B. AlCl3. C. FeCl3. D. CuCl2.
Câu 5. Số oxi hóa của chlorine trong các chất Cl2, NaCl, NaClO lần lượt là
A. 0, +1, –1. B. 0, –1, +1. C. –1, –1, +1. D. –1, –1, –1.
Câu 6. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 7. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 8. Khí hydrogen chloride có công thức hóa học là
A. HCl. B. HClO2. C. KCl. D. NaClO.
Câu 9. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 10. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 11. KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3 B. H2SO4 đặc. C. HCl. D. H2SO4 loãng.
Câu 12. Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 13. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 14. Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 15. Quan sát mô hình thí nghiệm thực hành dưới đây với các dung dịch loãng cùng nồng độ:
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm
A. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng.
B. ống 1,2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng.
C. ống 1, 2 cho kết tủa trắng, ống 3, 4 cho kết tủa vàng.
D. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng xanh, ống 3, 4 cho kết tủa vàng nhạt.
Câu 16. Chọn phát biểu không đúng:
A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid.
B. Ion F- và Cl- không bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc.
C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI.
Câu 17. Cho phản ứng: NaX(s) + H2SO4(đặc) NaHSO4 + HX(g).
Các hydrogen halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl.
C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 18. Người ta thu khí X sau khi điều chế như hình vẽ bên dưới đây:
Trong các khí: N2, Cl2, SO2, NO2, số chất thoả mãn là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 19. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H2O, Ca, Fe, Cu. Khí chlorine tác dụng trực tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 20. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Đơn chất chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
(b) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng.
(c) Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
(d) Hóa trị phổ biến của nguyên tố halogen là I.
(e) Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 21. Cho các phát biểu:
(a) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
(b) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
(c) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
(d) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất.
(e) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở nhiệt độ thường.
(g) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. Cl2, NaOH. D. HCl, Al(OH)3.
Câu 23. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế chlorine bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 24. Cho các phản ứng:
(1) Cl2 + dung dịch KI vừa đủ → (2) Cl2 + H2O
(3) MnO2 + HCl đặc (4) Cl2 (khí) + H2S (khí) →
Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 25. Có các nhận xét sau về chlorine và hợp chất của chlorine
(1) Nước Javel có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.
(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước chlorine thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu.
(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
(4) Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ).
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1
Câu 26. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam muối. M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 14. Cho 3,7185 lít (đkc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với Cu thu được 33,6 gam CuX2. Tên gọi của X2 là
A. iodine. B. chlorine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 27. Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc, dư. Khí chlorine sinh ra tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam sắt?
A. 5,6 gam. B. 6,5 gam. C. 8,4 gam. D. 11,2 gam.
Câu 28. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,958 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 6,4. B. 8,5. C. 2,2. D. 2,0.
Câu 29. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10%, thu được 2,479 lít khí H2 (ở đkc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 76,48 gam. D. 97,80 gam.
Câu 30. Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al, Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 240. C. 480. D. 320.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
Câu 2. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
(a) HCl, KOH, NaI, NaCl, NaNO3.
(b) NaCl, NaBr, KI, HCl, HNO3, KOH.
(c) MgCl2, AlCl3, FeCl2, FeCl3, CuCl2, NaCl (chỉ sử dụng thêm một thuốc thử).
Câu 3. Cho 8,4 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO phản ứng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65 %, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,479 lít khí H2 (ở đkc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
(b) Tính m và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y.
Câu 4: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 6,1975 lít hỗn hợp khí Y (đkc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Tính phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp Y?
Câu 5: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với một lượng dư dung dịch HCl đặc, thu được V lít khí Cl2 (đkc). Tính giá trị của V ?
Câu 6. “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) và có bổ sung một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, giúp ngăn bệnh bứu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển,… Trong 100 gam muối i-ốt có chứa hàm lượng ion iodide dao động từ 2200 µg – 2500 µg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu niên hay người trưởng thành từ 66 µg – 110 µg/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần bao nhiêu gam muối i-ốt trong ngày?
DẠNG CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
I.Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)
Câu 1. Cho một số phát biểu sau:
a) Chất oxi hóa là chất nhường electron hay sự làm tăng số oxi hóa.
b) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.
c) Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhường electron và bị oxi hóa xuống số oxi hóa thấp hơn.
d) Trong phản ứng oxi hóa – khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.
Câu 2. Đường sucrose (C12H22O11) là một đường đôi. Trong môi trường acid ở dạ dày và nhiệt độ cơ thể, sucrose bị thủy phân thành đường glucose và fructose, sau đó bị oxi hóa bởi oxygen tạo thành CO2 và H2O. Sơ đồ thay đổi năng lượng hóa học của phản ứng được cho như hình dưới đây:
Theo đồ thị thì phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
Phản ứng trong đồ thị trên là phản ứng oxi hóa khử, O2 là chất bị oxi hóa, C6H12O6 là chất bị khử
Khi 1 mol đường sucrose bị đốt cháy hoàn toàn với một lượng vừa đủ oxygen ở điều kiện chuẩn toả ra một lượng nhiệt là 5645 kJ. Enthalpy chuẩn của phản ứng C12H22O11(s) + 12O2(g) → 12CO2(g) + 11H2O(l) là rH298o= 5645kJ.
Sucrose bị oxi hóa tỏa ra nhiệt lượng lớn nên cần ăn nhiều đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Câu 3: Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
CO (g) + 12 O2 (g) CO2 (g) rH298o= – 283,00 kJ
C2H5OH (l) + 72 O2(g) 2CO2(g) + 3H2O (l) rH298o= – 1366,89 kJ
Khi đốt cháy cùng 1 mol CO và C2H5OH thì phản ứng (2) tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn phản ứng (1).
Phương trình (1) là phương trình nhiệt tạo thành CO2(g).
Trong phản ứng (1) thì 1 mol C+2 nhận 2 mol electron.
Đốt cháy 0,5 Kg cồn C2H5OH thì tỏa ra nhiệt lượng là 14857,5KJ
Câu 4:Cho phương trình sau:
Zn + HNO3 (rất loãng) → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
a. Hệ số cần bằng thu gọn là 4:10:4:1:3
b. Ở phương trình trên Zn đóng vai trò là chất oxi hóa và gắn liền với quá trình khử.
c. Nitrogen trong HNO3 có số oxi hóa là +5.
d. Phương trình trên là phương trình Oxi hóa khử vì Zn Oxi hóa N từ +5 xuống -3.
Câu 5: Cho phản ứng đốt cháy butane sau:
C4H10(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(g) (1)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
a. Biến thiên enthalpy (rH2980) của phản ứng (1) là –262,65 kJ.
b. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt vì rH2980<0.
c. Hệ số cân bằng của phương trình trên là 4:3:2:2.
d. Trong phân tử C4H10 liên kết C–C bền hơn liên kết C–H do có năng lượng liên kết lớn hơn.
II.Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.
Câu 1: Có bao nhiêu phân tử hoặc ion trong dãy sau: NH3; KNO3; NH4Cl; Fe(NO3)3; N2; NO3-; NH4+ mà có số oxi hóa của nitrogen là +5.
Câu 2: Cho phản ứng sau: Fe2O3 s+3H2 g→2Fes+3H2Ol. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của Fe2O3, H2O lần lượt là -824,2 kJ/mol,-285,8 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là bao nhiêu?
Câu 3: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi dung dịch vừa mất màu tím. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4
Thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu ml?
Câu 4: Cho phương trình hoá học của phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên? Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất như sau:
Câu 5: Cho phản ứng đốt cháy butane sau:
C4H10(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(g) (1)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
Một bình gas chứa 12 kg butane có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước? (Giả thiết mỗi ấm nước chứa 2 L nước ở 250C, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 40% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài môi trường).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét