AMMONIA VÀ MUỐI AMMNIUM
Câu 1: Tính base của NH3 do
A. trên N còn cặp e tự do. B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước. D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 2: Muối có trong bột khai sử dụng làm bánh là
A. NH4HCO3. B. Na2CO3. C. NH4HSO3. D. NH4Cl.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium ?
A. Muối ammonium bền với nhiệt.
B. Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước.
D. các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước.
Câu 4: Trong các phản ứng dưới đây,
phản ứng nào NH3 thể hiện tính base?
A. 8NH3
+ 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. B.
4NH3 + 5O2 → 4NO +
6H2O.
C. 2NH3
+ 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. D. NH3
+ CO2 + H2O → NH4HCO3.
Câu 5: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2
A. NH3 là chất khử. B. NH3 là chất oxi hoá.
C. Cl2
vừa oxi hoá vừa khử. D. Cl2
là chất khử.
Câu 6: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây
không đúng?
A. NH4Cl
C. NH4NO3
Câu
7: Phản ứng của NH3 với HCl tạo ra “khói
trắng” có công thức hóa học là
A. HCl. B.
N2. C. NH4Cl. D. NH3.
Câu 8: Phản ứng hóa học nào sau
đây chứng tỏ ammonia là một chất khử?
A. NH3 + HCl
C. 2NH3 + 3CuO
Câu 9: Dung dịch nào sau đây không
làm đổi màu quì tím ?
A. NaOH B. HCl C. KCl D. NH3
Câu 10: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quì tím tẩm ướt vào bình
đựng khí NH3 thì giấy quỳ tím chuyển thành màu
A.đỏ B. xanh C.vàng D. nâu
Câu 11: Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 .Hiện tượng
xảy ra là
A.Có kết tủa trắng B.Không
có hiện tượng
C.có khí mùi khai bay lên và có kết tủa
trắng D.có khí mùi khai bay lên
Câu 12: Trong phân tử NH4NO3 , nitơ có số
oxi hoá là
A. +1 B. -1; +3 C. +2
D. -3 ; +5
Câu 13: Liên kết trong phân
tử NH3 là liên kết:
A.
cộng hóa trị có cực B. ion
C.
kim loại D. cộng hóa trị không cực
Câu 14: Hiện
tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi
qua ống đựng bột CuO nung nóng là
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu
trắng. B. CuO không thay đổi màu.
C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh
Câu 15: Chất
có thể dùng để làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc. C. CaO. B. CuSO4 khan. D. P2O5.
MỨC ĐỘ 2 : HIỂU
Câu 1: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí
mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không
tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?
A. (NH4)2CO3. B. (NH4)2SO3. C. NH4HSO3. D. (NH4)2SO4.
Câu 2: Để phân biệt muối ammonium với các muối khác, người
ta cho nó tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó
A. thoát ra một chất khí không màu, ít tan trong nước.
B. Thoát ra một chất khí không màu, có mùi khai, làm xanh
giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấu quỳ
tím ẩm.
D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong
nước.
Câu
3: Cho các phát biểu sau:
(1)
Các muối ammonium tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh;
(2)
Ion NH4+ tác dụng với dung dịch acid tạo kết tủa màu trắng;
(3)
Muối ammonium tác dụng với dung dịch base thu được khí có mùi khai;
(4)
Hầu hết muối ammonium đều bền nhiệt. Phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (2)
và (4). D. (2) và (3).
Câu 4: Nhận định nào sau đây không
đúng?
A. Ammonia là
khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Ammonia là
một base.
C. Đốt cháy NH3
không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. Phản ứng
tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận
nghịch.
Câu
5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ammonia ít tan trong nước.
B. Ammonia có tính base mạnh.
C. Ammonia thể hiện tính khử
trong phản ứng với oxygen.
D. Ammonia là chất khí không
màu, không mùi, không vị.
Câu 6: Cho phương trình hóa học tổng hợp NH3:
N2(g)
+ 3H2(g)
Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 tăng nếu
A. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ có xúc tác. B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ có xúc tác
C. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ có xúc tác D. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ có xúc tác
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, NH3 được
điều chế thường có lẫn hơi nước .Có thể dùng chất nào sau đây làm khô khí NH3
?
A. CaO
B. H2SO4 đặc C. CuSO4 khan D.dung dịch NaCl
Câu 8: Dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac bị đổ:
A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. xà phòng. D. vôi.
Câu 9: Không
khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Để khử độc, có
thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch NaCl. D.
Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 10: Cho phương trình:
N2(g) + 3H2(g)
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần
MỨC ĐỘ 3, 4:
VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một bình kín có
thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt
độ (toC). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo
thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là :
A.
1,278. B. 3,125. C.
4,125. D. 6,75
Câu 2: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%.
A. 0,10 lít. B. 0,52 lít. C. 0,25 lít. D. 0,35 lít.
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là :
A.
50%. B.
36%. C. 40%. D. 25%.
Câu 4: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là :
A. 0,2M. B. 0,3M.
C. 0,6M. D. 0,4M.
Câu 5: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là :
A.14,9 gam B.11,9
gam. C. 86,2 gam. D. 119 gam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét