Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

ĐỀ CHỌN HSG 11-2023 THPT ĐẶNG HUY TRỨ VÀ ĐÁP ÁN

 

TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ

TỔ: HÓA HỌC

-----------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: HÓA HỌC 11

(Thời gian làm bài 120 phút – Không tính thời gian phát đề)

 Họ và tên học sinh........................................................................................ Lớp.................................

 (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; Mg = 24; Al =27;  Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137)

 

Câu I. (4,5 điểm)

2. (2,0 điểm) Xác định các chất và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

         FeS + O2 ®  (A) + (B)­                (F) + HCl ® (G) + H2S­                     (K) ® (A) + (D)

         (B) + H2S ® (C)¯ + (D)                (G) + NaOH ® (H) + (I)                    (A) + (L) ® (E) + (D)                   

         (C) + (E) ® (F)                              (H) + O2  + (D) ® (K)                               

2.(2,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 100 ml dung dịch Y và 0,56 lít khí H2 (đktc). Trộn 100 ml dung dịch Y với 400 ml dung dịch gồm HCl 0,4M và HNO3 0,1M, thu được 500 ml dung dịch có pH=1. Tính giá trị của m.

Câu II. (5,0 điểm)

1. (2,0 điểm) Nhỏ từ từ 1 lít dung dịch X gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,3M vào 1 lít dung dịch Y gồm NaHCO3 0,3M và K2CO3 0,3M, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết các phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra.

b. Tính các giá trị của V và m.

2. (3,0 điểm) X là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam X nung nóng thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỷ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch Z sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 đã phản ứng là 1,85 mol. Tính tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng?

Câu III. (4,5 điểm)

1. (2,0 điểm) Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?

            2. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3,61g chất hữu cơ X thu được hỗn hợp khí gồm CO2, H2O và HCl. Dẫn hỗn hợp này qua bình chứa dung dịch AgNO3/HNO3 ở nhiệt độ thấp thấy có 2,87g kết tủa và bình chứa tăng 2,17g. Cho biết chỉ có H2O và HCl bị hấp thụ. Dẫn khí thoát ra vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 15,76g kết tủa Y, lọc bỏ Y, lấy dung dịch đem sôi lại có kết tủa nữa.

a. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.

b. Lập công thức phân tử X, biết khối lượng phân tử của X < 200.

Câu IV. (6,0 điểm)

1. (2,5đ)   Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. Ca +dung dịch Na2CO3   ; 

b. Na + dung dịch AlCl3   ;                

c. dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch NaHSO4  

d. dung dịch NaAlO2 + dung dịch NH4Cl.,                          

e. dung dịch Na2S+dung dịch FeCl3

2. (2,0đ)  Em hãy giải thích:

a. Tại sao không nên bón các loại phân đạm amoni, ure và phân lân cùng với vôi bột?

      b. Tại sao không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại (Mg, Al, …)?

3. (1,5đ)   Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NH4NO3 và H­2SO4 loãng.

b) Cho từ từ đến dư  dung dịch  HCl vào dung dịch NaAlO2.

c) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch K2SiO3.

-------------------------------------------HẾT -----------------------------------------------------

TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ

TỔ: HÓA HỌC

-----------------

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: HÓA HỌC 11

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

-----------------

Câu I. (4,5 điểm)

1.(2,0 điểm) Xác định các chất và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

         FeS + O2 ®  (A) + (B)­                                                (G) + NaOH ® (H) + (I)

         (B) + H2S ® (C)¯ + (D)                                                (H) + O2  + (D) ® (K)

         (C) + (E) ® (F)                                                              (K) ® (A) + (D)

         (F) + HCl ® (G) + H2S­                                               (A) + (L) ® (E) + (D)

 

 

Hướng dẫn chấm

Điểm

I.1

Các chất và phương trình hóa học phản ứng xảy ra:

4FeS + 7O2  2Fe2O3 +4SO2

                                  (A)       (B)­      

SO2 +2H2S 3S + 2H2O

(B)                       (C)¯  (D)

S + Fe   FeS

(C)  (E)             (F)

FeS +2HCl FeCl2+  H2S

  (F)                       (G) 

FeCl2 +2NaOH Fe(OH)2 +2NaCl

           (G)                              (H)            (I)

4Fe(OH)2 +O2+2H2O 4Fe(OH)3

(H)                     (D)                  (K)

2Fe(OH)3 Fe2O3 +3H2O

              (K)                 (A)         (D)

Fe2O3 +3H2 2Fe +3H2O

(A)         (L)           (E)       (D)

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

I.2 (2,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 100 ml dung dịch Y và 0,56 lít khí H2 (đktc). Trộn 100 ml dung dịch Y với 400 ml dung dịch gồm HCl 0,4M và HNO3 0,1M, thu được 500 ml dung dịch có pH=1. Tính giá trị của m.

 

I.2

Hướng dẫn chấm

Điểm

 


 (mol)

 

Sơ đồ:  X + H2O Na+ + K+ + Ba2+ + OH-+ H2

nOH- trong Y =2.nO (X) + 2.nH2 = 0,0125m + 0,05 (mol)

nH+ ban đầu = 0,4.0,4+ 0,1.0,4 = 0,2 mol

             H+    +    OH- H2O

500ml dung dịch thu được có pH = 1 nên dung dịch có môi trường axit

nH+dư = 0,1.0,5 = 0,2 - (0,0125m + 0,05)

m = 8 gam

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

0,25

  0,25

  0,25

 

   0,5

 

Câu II (4,0 điểm)

II.1(2,0 điểm) Nhỏ từ từ 1 lít dung dịch X gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,3M vào 1 lít dung dịch Y gồm NaHCO3 0,3M và K2CO3 0,3M, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Viết các phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra.

b. Tính các giá trị của V và m.

 

II.1

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

1) Viết các phương trình phản ứng hoá học đã xảy ra

Khi nhỏ từ từ dung dịch X vào dung dịch Y, có 2 phản ứng theo thứ tự:

H+ + CO32- → HCO3- (1)

H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O (2)

Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, có 2 phản ứng tạo kết tủa:

Ba2+ + HCO3- + OH- → BaCO3 + H2O (3)

Ba2+ + SO42-→ BaSO4↓ (4)

2) Tính các giá trị của V và m.

0,5 mol; 0,1 mol;

Tính giá trị của V

H+ + CO32- → HCO3- (1)

0,3 <= 0,3 => 0,3 (mol)

H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O (2)

0,2 => 0,2        0,2 (mol) => V = 4,48 lít

Dư 0,4 mol HCO3-

Tính giá trị của m

Ba2+ + HCO3- + OH- → BaCO3 + H2O (3)

            0,4 =>              0,4 (mol)

Ba2+ + SO42-→ BaSO4↓ (4)

            0,1 =>  0,1 (mol)

m=0,4.197 + 0,1.233 = 102,1 gam

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

 

II.2 (3,0 điểm): X là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam X nung nóng thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỷ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch Z sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 phản ứng là 1,85 mol. Tính tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng?

 

II.2

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

- Ta có:

- Gọi:

- Theo BTKL: 2,62 + 400 = 421,8 – 88a → x = 0,05 mol

- Gọi:

- Theo BTNT nitơ, ta có:

- Theo BTE, ta có: 1,65 - y = 10y + (3.0,1) + (10.0,05) + (2.0,3)

                            → y = 0,025 mol

- Chất tan trong bình gồm hỗn hợp muối và HNO3

 

mchất tan =

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 0,5

 

Câu III.1 (2,0 điểm): Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?

III.1

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

- Gọi số mol H2O, CO2 phản ứng, CO2 dư lần lượt là x, y, z

- Ta có: nX = x + y + z = 0,55 mol                    (1)

- Phương trình hóa học:

 

- Khi đó: nY = 2x + 2y + z = 0,95 mol              (2)

- Từ (1) và (2), ta có: 

- Dẫn Y qua Ba(OH)2 chỉ có CO2 phản ứng

- Ta có:

- Lập tỉ lệ:  → 1 < k < 2 → Tạo 2 muối

- Phương trình hóa học:

 

- Ta có:

- Phương trình hóa học:

 

0,25

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

III.2. (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 3,61g chất hữu cơ X thu được hỗn hợp khí gồm CO2, H2O và HCl. Dẫn hỗn hợp này qua bình chứa dung dịch AgNO3/HNO3 ở nhiệt độ thấp thấy có 2,87g kết tủa và bình chứa tăng 2,17g. Cho biết chỉ có H2O và HCl bị hấp thụ. Dẫn khí thoát ra vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 15,76g kết tủa Y, lọc bỏ Y, lấy dung dịch đem sôi lại có kết tủa nữa.

a. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.

b. Lập công thức phân tử X, biết khối lượng phân tử của X < 200.

III.2

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

a.       nCl = nHCl = nAgCl = 2,87/143,5 = 0,02 mol

Khối lượng Cl trong X: mCl = 0,02.35,5 = 0,71 gam

Khối lượng bình tăng là khối lượng của HCl và H2O: mHCl + mH2O = 2,17 mH2O = 2,17 – 0,02.36,5 = 1,44 gam

Khối lượng H trong X là: mH = 1,44.2/18 = 0,16 gam

Dẫn khí thoát ra vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa Y, lọc bỏ Y, lấy dung dịch đem sôi lại có kết tủa nữa tạo 2 loại muối là BaCO3 và Ba(HCO3)2

nBaCO3 = 15,76/197 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,1 mol nBa(HCO3)2 = 0,1 – 0,08 = 0,02 mol

Số mol CO2 là: nCO2 = 0,08 + 0,02.2 = 0,12 mol mC = 0,12.12 = 1,44 gam

Khối lượng O trong X là: mO = 3,61 – 1,44 – 0,16 – 0,71 = 1,3 gam

b. Đặt CTPT của hợp chất là CxHyOzClt

Description: Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

CTĐGN (C6H8O4Cl)n Vì MX < 200 CTPT của X là: C6H8O4Cl

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,5

0,25

0,25

 

0,5

0,5

 

Câu IV. (6,0 điểm)

1. (2,5đ)   Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a) Ca +dung dịch Na2CO3   ;        

b) Na + dung dịch AlCl3   ;                       

c) dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch NaHSO4  

d) dung dịch NaAlO2 + dung dịch NH4Cl.,                                 

e) dung dịch Na2S+dung dịch FeCl3

2. (2,0đ)  Em hãy giải thích:

a. Tại sao không nên bón các loại phân đạm amoni, ure và phân lân cùng với vôi bột?

b. Tại sao không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại (Mg, Al, …)?

3. (1,5đ)   Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NH4NO3 và H­2SO4 loãng.

b) Cho từ từ đến dư  dung dịch  HCl vào dung dịch NaAlO2.

c) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch K2SiO3.

 

IV.1

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

1/ Hoàn thành phương trình phản ứng:

a) Ca   +   2H2O  →   Ca(OH)2  +  H2  

Ca(OH)2  +  Na2CO3 →  CaCO3 +  2 NaOH

b) 2Na   +  2H2O  →  2NaOH  +  H2 

3NaOH  +  AlCl3 →  Al(OH)3  +  3NaCl

    Nếu NaOH còn:  NaOH  +   Al(OH)3  →  NaAlO2  +  2H2O

c) Ba(HCO3)2  +  2NaHSO4 →  BaSO4  +  Na2SO4 +  2H2O + 2CO2

Nếu dư Ba(HCO3)2

 Ba(HCO3)2  +  NaHSO4 →  BaSO4  +  NaHCO3 +  H2O + CO2

d)  NaAlO2 +  NH4Cl  +  H2O →  NaCl  +   Al(OH)3  +  NH3

e) 3Na2S + 2FeCl3+6H2O→ 6 NaCl+ 2Fe(OH)3+ 3H2S

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

0,25

0,25

 

IV.2

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

a.Không nên bón các loại phân đạm amoni hoặc đạm ure và phân lân với vôi vì:

+ Làm giảm hàm lượng N trongphân đạm do:

CaO + H2O → Ca(OH)2

2NH4Cl + Ca(OH)2 → 2NH3+ 2H2O + CaCl2

(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → 2NH3 + CaCO3 + 2H2O

 

+ Phân lân sẽ tác dụng với Ca(OH)2 tạo dạng không tan, cây trồng khó hấp thụ, đất trồng trở nên cằn cỗi.

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2→ Ca3(PO4)2  + 4H2O.

 

b.

Không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của một số kim loại (Mg, Al, …)?

Vì các kim loại này tiếp tục cháy trong khí CO2 theo phương trình:

       2 Mg + CO2 2MgO + C 

       4Al + 3CO2 2Al2O3 + 3C 

         C + O2    à CO2

         C + CO2  à CO2

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

0.25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

IV.3

Hướng dẫn chấm

Điểm

 

1.a) Cu tan, dd xuất hiện màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O     

2NO + O2 → 2NO2

b) Có kết tủa keo trắng, rồi kết tủa tan khi HCl dư

HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)3

Nếu dư HCl

HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + H2O

c)  2CO2+ 2H2O +K2SiO3     H2SiO3 + 2KHCO3

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo H2SiO3.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

Lưu ý: Học sinh làm bài bằng cách khác cho kết quả đúng vấn đạt điểm tối đa

-------------------------------------------HẾT -----------------------------------------------------

 

 

Không có nhận xét nào: